Bài 3: Tổng Hợp Các Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh Gan, Nên Dùng Thường Xuyên Sẽ Giảm Các Triệu Chứng Của Bệnh Gan
1. BÍ ĐAO
» Bí đao có công dụng: lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc. Trong bí đao có chứa các thành phần protein, chất đường, chất xơ, muối VÔ CƠ, canxi, phốt pho, sắt, carôtin, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, axit nicotin… Người mắc bệnh gan có thể chế biến bí đao làm món rau ăn kèm.
» Chú ý: Cũng có thể đem bí đao và cá chép tươi nấu canh và không cho muối, hỗ trợ cho việc chữa bệnh xơ gan kèm triệu chứng bụng trướng.
2. NGÔ (BẮP)
» Y học hiện đại nghiên cứu và phát hiện chất mỡ có chứa trong ngô là chất mỡ chưa bão hoà. Đồng thời, ngô rất giàu canxi, xêlen, dịch ngày và vitamin E… hỗ trợ cho quá trình trao đổi thông thường của chất mỡ và cholesterol trong cơ thể, có tác dụng phòng chữa nhất định đối với bệnh gan nhiễm mỡ. Người bị gan nhiễm mỡ nên coi ngô là thực phẩm chính và ăn trong thời gian dài. Có thể đem ngô xay bột làm bánh hoặc nấu cháo loãng để ăn.
3. HẠT BO BO
» Hạt bo bo có công dụng: lợi tiểu, tán thấp, thanh trừ phế nhiệt, kiện tỳ trị tả. Trong hạt bo bo cũng có chứa protein, chất béo, cácbon hydrat, vitamin B, axit amin… Người bị viêm gan cấp, mạn tính, xơ gan kèm theo biểu hiện không muốn ăn, phân lỏng có thể nấu cháo bo bo cùng với gạo tẻ để ăn thêm. Người bị xơ gan kèm bụng trướng có thể sắc cùng với vẻ bí đao, đậu đỏ, mỗi loại 30g để uống, có tác dụng tiêu thũng.
4. CÀ CHUA
» Cà chua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, bổ gan. Có chứa nhiều các thành phần vitamin A, vitamin B1, vitamin C, carôtin, vitamin PP, canxi, phốt pho, sắt. Theo nghiên cứu, chất axit xitic và axit malic trong cà chua có công dụng: phân giải chất béo, trợ giúp cho quá trình tiêu hoá, vitamin C trong cà chua có hiệu quả bảo vệ gan. Vì vậy, người bị bệnh gan có thể dùng cà chua làm hoa quả hoặc ăn kèm trong bữa ăn.
» Chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng xào ăn hàng ngày.
» Chú ý: Người có tỳ vị lạnh không nên ăn cà chua sống.
5. ĐẬU XANH
» Đậu xanh có công hiệu thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp. Có chứa các thành phần protein, chất béo, cácbon hydrat, canxi, phốt pho, sắt, carotin, vitamin B1, vitamin B2, mỡ phốtpho… Người bị viêm gan cấp, mạn tính dùng đậu xanh nấu cháo hoặc nấu chè để ăn, có công hiệu thanh nhiệt, lợi thấp.
6. ĐẬU ĐỎ
» Đậu đỏ có công dụng: thanh nhiệt, lợi thấp, thông máu, tiêu thũng. Đậu đỏ có chứa nhiều protein, chất béo, cácbon hydrat, canxi, phốt pho, chất xơ, sắt, vitamin B1, vitamin B2… Người bị xơ gan kèm theo bụng trướng, có thể dùng 500g đậu đỏ, một con cá chép tươi (trên 500g), cho cùng vào nồi với 2000 – 3000ml nước, đun đến khi đậu đỏ chín nhừ, chia vài bữa rồi uống canh, ăn cá và đậu, mỗi ngày hoặc cách một ngày uống một thang.
7. DƯA CHUỘT
» Dưa chuột có công dụng: thanh nhiệt, lợi tiểu. Nghiên cứu hiện nay phát hiện nhiều loại axit amin trong dưa chuột có tác dụng bảo vệ gan. Do đó người bị viêm gan cấp, mạn tính và Xơ gan nên ăn dưa chuột, nhất là người bị xơ gan do trúng độc Cồn. Vì trong dưa chuột có chứa axit lactamic và gluste. Nhiều người đã từng dùng hai loại axit amin này để chữa trị bệnh xơ gan do rượu gây nên, hiệu quả chữa trị rất tốt.
8. SẮN (CỦ MÌ)
» Sắn có công hiệu kiện tỳ bổ phổi, Cố thận ích tinh. Sắn có chứa các thành phần saponin, chất niêm dịch, colin, urê, acginin, amilada, iốt, phốt pho, canxi, vitamin C… Người bị viêm gan mạn tính, xơ gan, tỳ vị suy nhưỢC, tiêu chảy có thể dùng 500g sắn, 60g táo tàu, 250g gạo tẻ nấu cháo ăn, có công hiệu kiện tỳ.
9. NGÓ SEN
» Ngó sen tươi có công hiệu thanh nhiệt, sinh tân dịch, mát máu, thông ứ. Ngó sen chín có tác dụng kiện tỳ, khai vị, bố huyết, trị tả. Trong ngó sen có chứa các thành phần tinh bột, protein, aspartic, vitamin C… Người mắc bệnh gan xuất hiện triệu chứng về máu như xuất huyết đường tiêu hoá hoặc xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng có thể uống nước ép ngó sen, có tác dụng cầm máu. Cũng có thể dùng bột ngó sen chế biến thành món canh ăn chính hoặc ăn kèm, có công hiệu kiện tỳ khai vị.
10. KHOAI LANG
» Khoai lang có công dụng: kiện tỳ, bổ gan thận, giải độc. Người bị viêm gan cấp, mạn tính kèm theo triệu chứng hoang đản có thể luộc khoai ăn để giảm triệu chứng vàng da, vàng mắt, hoặch có thể làm ru để ăn kèm.
11. MỘC NHĨ TRẮNG
» Còn gọi là ngân nhĩ. Mộc nhĩ trắng có công dụng: dưỡng ẩm nhuận phổi, bổ dưỡng gan, ra mồ hôi. Người mắc bệnh gan có thể dùng mộc nhĩ trắng nấu canh uống, có tác dụng tăng sức khoẻ, tăng khả năng miễn dịch của tế bào. Dùng thích hợp cho người mắc bệnh gan có triệu chứng âm suy, nóng trong, có khuynh hướng xuất huyết. Do tác dụng phát huy chậm nên mộc nhĩ trắng phải dùng trong thời gian lâu mới có hiệu quả.
12. ĐẬU TƯƠNG
» Người bị bệnh gan ăn nhiều đậu tương và các chế phẩm từ đậu không những có thể bổ sung lượng pro tein thực vật thích hợp mà còn có thể bổ sung các loại vitamin, rất hữu ích đối với việc phục hồi gan. Lưu ý khi ăn đậu tương và chế phẩm từ đậu, tốt nhất phải nấu thật chín.
13. NẤM HƯƠNG
» Trong nấm hương có chứa một chất loại ribose, chất này có thể khống chế việc tăng lượng huyết thanh và cholesterol trong gan. Có thể nói đây là thực phẩm lý tưởng đối với người mắc bệnh về gan như gan nhiễm mỡ.
14. THỊT GÀ
» Thịt gà có công hiệu ôn trung ích khí, bổ tinh tăng tuỷ. Thịt gà có chứa các thành phần protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt và vitamin B1, vitamin B2, nicotin. Người mắc bệnh gan nếu chức năng gan bình thường, chứng thấp nhiệt không biểu hiện rõ nhưng có triệu chứng gan thiếu máu có thể chế biến thịt gà làm món ăn.
Chú ý: Người có lượng amonia trong máu tăng cao không nên ăn.
15. THỊT VỊT
» Tuy không dùng được thịt ngan, nhưng người bệnh gan có thể dùng được thịt vịt. Thịt vịt có công hiệu dưỡng âm, bổ vị, lợi tiểu, tiêu thũng. Trong thịt vịt có chứa các thành phần protein, chất béo, một lượng nhỏ cácbon hyđrat, muối vô cơ, canxi, phốt pho, sắt và vitamin B1, vitamin B2 Các món ăn chế biến từ thịt vịt thích hợp cho người mắc bệnh gan, đặc biệt là người bị nhiệt hoặc âm suy, xơ gan kèm theo triệu chứng bụng chướng.
Chú ý: Người có tỳ vị suy nhược và lạnh, hoặc lượng amonia trong máu tăng cao không nên dùng.
16. THỊT THỎ
» Thịt thỏ có công hiệu bổ trung ích khí, giải khát kiện tỳ, mát máu, giải độc. Trong thịt thỏ có chứa các thành phần như protein, chất béo, lượng nhỏ cácbon hydrat, canxi, phốt pho, sắt và vitamin… Chất protein trong thịt thỏ có thể lên tới 21,2%, dễ tiêu hoá và hấp thụ, thích hợp làm món ăn cho người mắc bệnh gan.
Chú ý: Người bị viêm gan mạn tính, xơ gan làm cho tỳ vị suy nhược, chất amonia trong máu tăng cao không nên ăn.
17. CÁ CHÉP
» Cá chép có công hiệu lợi tiểu, thông sữa, trị ho, giảm triệu chứng vàng da, vàng mắt. Trong cá chép có chứa các thành phần protein, chất béo, creatin. Người mắc bệnh gan có thể chế biến cá làm món ăn thích hợp. Có thể chế biến theo thực đơn sau: 1 Con cá chép 30g nấu ăn với 60g đậu đỏ. Công dụng: chữa trị bệnh xơ gan cổ trướng có kèm theo triệu chứng hoàng đản.
18. CÁ DIẾC
» Cá diếc có công hiệu kiện tỳ, lợi thấp. Trong cá diếc có chứa các thành phần protein, axit amin, canxi, phốt pho, sắt và vitamin A, Vitamin B1, vitamin B2… | Người mắc bệnh gan có thể chế biến thành món ăn thích hợp theo công thức sau: 1 con cá diếc, 3g sa nhân, 10 nhánh hành nấu ăn, có Công dụng: chữa bệnh xơ gan cổ trướng.
19. CHẠCH
» Chạch có chứa các thành phần protein, axit béo, canxi, sắt, vitamin B1, vitamin B2, nicotin... Dùng 150g cá chạch nấu canh ăn có tác dụng bảo vệ gan, lợi mật, thường dùng để chữa bệnh viêm gan mạn tính, hoàng đản, giảm sự chuyển hoá amonia, gan tỳ sưng to. Cá chạch có tác dụng khôi phục chức năng của gan khá nhanh. Đối với chức năng của gan thuộc loại viêm gan kéo dài và viêm gan mạn tính cũng có tác dụng cải thiện rõ rệt.
20. THỊT RÙA, BA BA
» Thịt rùa có tác dụng dưỡng ẩm bổ huyết, thịt ba ba có tác dụng dưỡng ẩm mát máu. Trong chúng có chứa các thành phần protein, chất béo, canxi, phốt pho… Người bị xơ gan, âm suy và viêm gan mạn tính có thể chế biến thịt rùa và thịt ba ba thành món ăn thích hợp.
Chú ý: Người có lượng amonia trong máu tăng cao không nên ăn, người có tỳ vị kém chỉ nên ăn ít.
21. SÒ HUYẾT
» Sò huyết có công dụng: dưỡng âm tiêu đờm, lại có thế giải rượu, bảo vệ gan. Đồng thời sò huyết là một thực phẩm có tính thanh lọc và bổ sung dinh dưỡng, chứa nhiều protein và ít chất béo. Trong 100g thịt SÒ chứa 10,8g protein, nhưng chỉ chứa 1,6g chất béo, hàm lượng cholesterol chỉ có 239mg, bằng 1/7 long đỏ trứng gà. Vì vậy nó rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ.
Chú ý: Thực phẩm phải tươi sống, không biến chất, không ô nhiễm. Rửa thật sạch. – Nấu chín kỹ. – Ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
22. TẢO BIỂN
» Tảo biển chứa hàm lượng taurine phong phú, có thể hạ thấp lượng cholesterol trong máu và mật. Ăn tảo biển có thể giảm quá trình hấp thụ cholesterol và thúc đẩy chức năng bài tiết.
23. DƯA HẤU
» Dưa hấu tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, hạ huyết áp, có thể chứa rất nhiều bệnh về nhiệt, người xưa gọi nó là “Thiên nhiên bạch hổ thang”. Hàm lượng đường và vitamin trong dựa hấu rất phong phú, có thể thanh nhiệt lợi thấp, làm cho nhiệt thoát ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu. Chất muối vô cơ trong nước ép dưa hấu và vỏ dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, chất đường có tác dụng hạ huyết áp; proteinase có thể chuyển hoá protein không tan thành protein tan. Vì vậy, rất thích hợp Với người bị viêm gan, Dưa hấu được xem là vị thuốc thiên nhiên có tác dụng chữa bệnh gan hữu hiệu.
24. QUẢ LÊ
» Lê có tác dụng giải khát sinh tân, thanh tâm, nhuận phế, lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc, tiêu đờm hạ hoả, trị ho… Lê giàu chất đường và vitamin, có tác dụng bảo vệ gan và giúp tiêu hoá. Lê có thể là thực phẩm giúp chữa bệnh xơ gan, viêm gan.
25. QUẢ SƠN TRÀ
» Sơn trà có tác dụng kiện tỳ tiêu ích, hoạt huyết tán ứ, hoá đờm thành khí. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giãn mạch máu, hạ huyết áp và cholesterol, tăng lượng máu trong động mạch vành và giúp tiêu hoá. Sơn trà được chế biến thành nhiều loại thuốc, ứng dụng rộng rãi cho việc chữa các bệnh như xơ cứng động mạch vành, cao huyết áp, lượng mỡ trong máu cao và gan nhiễm mỡ…
26. QUẢ LONG NHÃN
» Long nhãn có công hiệu bổ tâm ích tỳ, bổ huyết an thần. Trong cùi long nhãn có chứa các thành phần đường gluco, đường mía, axit tatric, côlin, protein… | Người bị viêm gan mạn tính xuất hiện triệu chứng thần kinh suy nhược, thiếu máu, mất ngủ, hay quên có thể lấy 4-6 miếng cùi nhãn và hạt sen, hạt khiếm thảo… cho nước vào hầm canh, uống trước khi đi ngủ, có hiệu quả bổ huyết an thần. Người mắc bệnh gan thấy từ suy nhược, tiêu chảy dùng 14 cùi nhãn khô, 3 miếng gừng tươi sắc uống, có tác dụng biện tỳ, trị tả.
27. QUẢ TÁO
» Táo có công hiệu bổ tỳ ích vị, dưỡng huyết an thần. Trong táo có chứa các thành phần saponin, flavonon, axit amin, đường, canxi, phốt pho, sắt, magiê, kali, vitamin A, vitamin C, vitamin B1… Người bị viêm gan cấp, mạn tính có thể dùng táo tàu, lạc, đường phèn, mỗi thứ 30g nấu với nhau. Trước tiên, ninh lạc, sau đó cho táo và đường phèn vào sắc cùng. Uống trước khi ngủ, mỗi ngày một thang, uống liên tục trong 30 ngày.
28. QUẢ DÂU
» Quả dâu có tác dụng bổ gan ích thận, dưỡng huyết, giải khát, giải độc, nhuận phối, dễ đại tiện. Cách dùng: 15g quả dâu, 10 quả long nhãn {bỏ vỏ) sắc uống. Hạt nhân không ăn, mỗi ngày một thang như vậy, rất có ích cho việc chữa gan mạn tính.
29. CÀ RỐT
» Cà rốt có công dụng: kiện tỳ, hoá thấp. Người bị viêm gan cấp, mạn tính và xơ gan, đặc biệt là người thiếu vitamin A có thể dùng cà rốt làm món ăn kèm.
30. TRÀ XANH
» Người bệnh gan Không nên dùng nước chè đặc, nhưng nước trà xanh lại tốt cho người bệnh gan. Nghiên cứu cho biết, trà xanh có thể hoá giải mỡ trung tính, có tác dụng trợ giúp việc chữa bệnh gan. Với người bị viêm gan mạn tính, có triệu chứng trong lòng nóng bức, miệng khô đắng, lợi sưng chảy máu thì uống trà xanh rất công hiệu. | Trà xanh còn có tác dụng tăng tính đàn hồi cho mạch máu, hạ thấp lượng cholesterol trong máu, chống tích mỡ trong gan. Vào mỗi buổi sáng hay buổi chiều mỗi ngày dùng 10g trà xanh hãm trong nước sôi để uống sẽ có lợi cho việc loại trừ chất mỡ tích trữ quá nhiều trong gan.
31. HẠT VỪNG (HẠT MÈ)
» Có hai loại vừng, vừng đen và vừng trắng, còn gọi là mè. Vừng đen thường được dùng để làm thuốc. Vừng đen còn có tên gọi khác là hồ ma, hắc chỉ ma, cự thắng, cự thắng tử, ô ma, ô ma tử, du ma, giao ma, tiểu hổ ma. Vừng trắng cũng có nhiều tên gọi khác như bạch du ma, bạch hổ mà. Vừng có tính bình, vị ngọt, thành phần chính có dầu béo 60%. Trong dầu chứa nhiều loại axit, vitamin E cùng sắt và canxi, thường là thực phẩm chống lão hoá.
» Công dụng: Bổ gan, thận, nhuận ngũ tạng, làm đen tóc, bổ dưỡng cường tráng. Cách dùng: Đun thành tháng hoặc cho vào viên hoàn. Không nên dùng cho người tỳ yếu hay đi ngoài lỏng.
» Bài thuốc chữa gan, thận yếu, mắt mờ, táo bón… có thể dùng: Lá dâu tằm (phơi sương bỏ cuống), vừng đen {rang) lượng bằng nhau. Xay thành bột, luyện với mật ong làm viện hoàn, ngày ăn hai lần, mỗi lần 6 – 9g.
32. NGHỆ
» Tinh dầu nghệ có tác dụng làm tăng tiết mật nhờ thành phần p-tolylmethyl carbinol, Nghệ còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Trong y học cổ truyền, nghệ được dùng chữa bệnh vàng da. Ngày uống 2 – 6g dưới dạng bột hoặc thuốc sắc, chia làm 2 – 3 lần,
33. NHO
» Nho có tính bình, vị ngọt, chua, không độc. Thành phần dinh dưỡng trong quả nho rất phong phú, gồm đường gluco, protein, carôtin, axit amin, vitamin, canxi, phốt pho… Có chức năng bổ khí huyết, sinh tận dịch, kiện tỳ khai vị, gân cốt chắc khoẻ, ích khí, an thần. Chất mônosacarit trong nho không chỉ thúc đẩy tiêu hoá mà còn có tác dụng bảo vệ gan. Bên cạnh đó, hàm lượng đường gluco phong phú cùng các loại vitamin có hiệu quả rõ rệt đối với việc cải thiện sự thèm ăn, bảo vệ gan, giảm nhẹ triệu chứng bụng chướng và phù thũng chân, còn có thể nâng cao hàm lượng anbumin trong huyết tương. Nho khô cũng là nguồn bổ sung chất sắt quan trọng cho người viêm gan.
34. ACTISÔ
» Trong actisô chứa một chất cóng có phản ứng axit gọi là Cynarin, còn có chứa inuliri, tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao)…Làm tăng mạn, lượng mật bài tiết, tăng lượng nước tiểu và nồng độ urê trong nước tiểu, giảm cholesterol trong máu. Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, actisô còn được dùng làm thuốc thông mật để điều trị hỗ trợ trong các bệnh viêm gan, suy gan. Lá actisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phủ và thấp khớp. Lá tươi hoặc khô có thể sắc hay nấu thành cao chữa bệnh về gan, thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thân và rễ thái mỏng, phơi khô có công dụng giống lá.
35. HÀNH TÂY
» Chất diallyl sulfur và sulfur amino trong hành tây không chỉ có chức năng diệt khuẩn mà còn hạ thấp lượng mỡ trong máu, chống xơ vữa động mạch, có thể kích hoạt thành phần hoạt tính của fibrin, phòng chống sự hình thành chứng tắc động mạch trong huyết quản một cách hữu hiệu, prostacylin A trong hành tây cũng có tác dụng hạ huyết áp khá tốt đối Với cơ thể.
36. MẬT ONG
» Mật ong chứa nhiều các vitamin A, B, C, D, E, các nguyên tố vi lượng, chất khoáng, men, hormon và một số kháng sinh. Mật ong rất tốt cho người cao tuổi, trẻ em và đặc biệt là người bệnh mới ốm dậy. Vị thuốc quý này chưa được nhiều bệnh như gan, thận, dạ dày… | Chữa viêm gan mạn tính: Mật ong 50g, sữa ong chúa 1 thìa cà phê, dùng sau bữa trưa. Cũng có thể dùng mật ong với phấn hoa hoặc sữa ong chúa với phấn hoa.
37. LÁ VỐI
» Lá Vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hoá tốt. Mỗi khi ăn một bữa có nhiều thịt, mỡ người ta thường nấu một nồi nước vối thật đặc để uống cả ngày. Chất đắng trong bối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hoá, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột còn tinh dầu có tính kháng khuẩn. Theo kinh nghiệm dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá đã ủ, có thể dùng lá vối để chữa bệnh gan. Viêm gan, vàng da: dùng rễ 200g mỗi ngày, nấu sắc nước uống.
38. RAU CẦN
» Rau cần có tác dụng tốt với người bị viêm gan mạn tính. Có thể áp dụng bài thuốc như sau: Rau cần tươi 200g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm 50g mật ong trộn đều, uống ngày hai lần, liên tục trong nhiều ngày.
Nguồn: Sách thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh gan – Nhà xuất bản văn hóa thông tin
» NẤM LINH CHI GIẢI PHÁP HOÀN HẢO CHO NGƯỜI BỆNH GAN VÀ BẢO VỆ GAN CHO BẢN THÂN, GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU CỦA BẠN
XEM CÁC SẢN PHẨM NẤM LINH CHI TẠI ĐÂY
»NHỮNG CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA NẤM LINH CHI«
» MUA HÀNG NẤM LINH CHI CHÍNH HÃNG TẠI HALI GROUP
- Giao hàng toàn quốc, nhanh chóng – Được kiểm tra hàng – Hài lòng mới thanh toán.
- Showroom: 27 Xuân Hồng, P.12, Q. Tân Bình, TP. HCM (Có chổ đậu ô tô cho khách đến tham quan mua sắm)
- Hotline: 1900 636325
- Face: https://www.facebook.com/thaoduocdantoccom
- Link Sản Phẩm: https://thaoduocdantoc.com/nam-linh-chi
» Vừa rồi là bài viết về thông tin “Kiến thức cơ bản về Bệnh Gan cũng như dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh gan”. Hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích với bạn đọc. Nếu có bất kì thắc mắc hoặc phản hồi nào, bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc mở khung chat bên góc phải màn hình để chat trực tuyến với các chuyên gia của chúng tôi.
Xin Chân Thành Cảm Ơn!
* Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc, không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh, và kết quả có thể khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người